Kích thước tiêu chuẩn của bàn ghế mầm non
Tại các trường mầm non, trường mẫu giáo, kích thước cao thấp của bàn ghế mầm non dành cho trẻ là rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ sau này. Bộ y tế đã nghiên cứu và đưa ra kích thước chuẩn của bàn ghế dành cho trẻ, để trẻ ngồi đọc sách hay học bài đúng tư thế, không làm ảnh hưởng tới xương sống của trẻ sau này.
Vậy tiêu chuẩn về kích thước cho bàn ghế của bộ y tế là gì? Hãy cùng công ty chúng tôi tìm hiểu về tiêu chuẩn đó.
TIÊU CHUẨN VỀ KÍCH THƯỚC BÀN GHẾ HỌC SINH CỦA BỘ Y TẾ
– Bàn ghế phải rời nhau, không dính liền bàn với ghế, và đặc biệt là ghế phải có thành tựa lưng.
– Kích thước bàn ghế phải phù hợp với vóc dáng của học sinh. Thành tựa ghế hơi ngả về sau một góc 5/100 so với đường thẳng đứng; chiều rộng của ghế học sinh bằng 2/4 – 2/3 dài đùi. Chiều ngang tối thiểu của bàn cho một chỗ ngồi là 0,4 – 0,5m.
– Đối với các trẻ lớp mầm non : ghế có độ cao từ 26cm – 28cm – 30cm, còn bàn cao trong khoảng 48cm – 50cm – 52cm.
– Đối với học sinh các trường tiểu học : ghế cao 33 cm, bàn cao 55 cm (cỡ 3); hoặc ghế cao 38 cm, bàn cao 61 cm (cỡ 4).
– Bậc trung học: cỡ 4; hoặc ghế cao 44 cm, bàn cao 64 cm (cỡ 5). – Khoảng cách từ bàn đầu tới bảng là 1,7 – 2 m. Bàn cuối cách bảng không quá 8m.
Ngồi đúng hay sai cách sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ sau này, bởi vì khi ngồi sai, không đúng với tư thế đã được bộ y tế đưa ra, sẽ dẫn đến xương sống của trẻ bị vẹo, hoặc là vai bị lệch, lưng gù …
Ngồi học ở những bộ bàn ghế không đúng quy cách, các trẻ đi sẽ có rất nhiều cử động vô thức để tìm kiếm vị trí thuận lợi cho cơ thể. Khi ngồi học, tư thế được xác định bởi sự tham gia của cơ lưng, cổ, cơ bụng. Tư thế ngồi thoải mái khi phần thân kể cả cổ và vai được để thẳng tự nhiên, cột sống không ưỡn quá, không cúi hay vặn để tránh những rối loạn cơ xương. Vì vậy phải điều chỉnh chiều cao của ghế sao cho các em ngồi thoải mái nhất.